Giới thiệu dịch vụ và quy trình kiểm định đồng hồ nước
Đồng hồ đo nước kiểm định thế nào? Kiểm định đồng hồ nước như thế nào? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để giải quyết vấn đề này các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về quy trình kiểm định đồng hồ đo nước ngay dưới đây bạn nhé.

1. TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG HỒ NƯỚC
- Đồng hồ đo nước bao gồm: đồng hồ nước lạnh cơ khí, đồng hồ nước lạnh có cơ cấu điện tử là dụng cụ dùng để đo liên tiếp, ghi nhớ và hiển thị thể tích hoặc khối lượng nước đi qua bộ chuyển đổi đo ở điều kiện đo. Để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, định kỳ đồng hồ đo nước phải được kiểm định.
- Theo quy định, đồng hồ đo nước thuộc danh mục thiết bị bắt buộc phải kiểm định do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành và thuộc thầm quyền quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ


Đồng hồ nước 

2. QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN 
Đồng hồ nước đo đếm lượng nước sử dụng của khách hàng lắp đặt trên hệ thống cấp nước của các đơn vị trên cả nước phải tuân thủ các quy định, quy chuẩn và tiêu chuẩn, cụ thể:
- Căn cứ Luật đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội Việt Nam về đo lường;
- ĐLVN 17:2017 - Đồng hồ đo nước, quy trình kiểm định;
- ĐLVN 96:2017 - Đồng hồ đo nước, quy trình thử nghiệm;
- Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ khoa học và Công nghệ về việc quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2;
- Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26 tháng 7 năm 2019 của Bộ khoa học và công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2;
- Tiêu chuẩn thiết kế đồng hồ nước tham khảo: TCVN 8779 - 2011(ISO 4064) hoặc OIML R49.
3. VÌ SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ
• Đảm bảo độ tin cậy, hoạt động ổn định và chính xác của phương tiện đo.
• Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
• Phục vụ thiết thực, chính xác và có hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu khoa học của ngành, của cơ sở lợi ích cho người tiêu dùng cũng như sự uy tín của sản phẩm.
• Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.


Đồng hồ nước được Kiểm định 

4. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
• Đồng hồ nước lạnh cơ khí, đồng hồ nước lạnh có cơ cấu điện tử phải có quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo.
• Đồng hồ phải được lắp đặt vào hệ thống kiểm định theo đúng tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.
• Các gioăng đệm không được lấn vào phần trong của ống dẫn.
• Đoạn ống thẳng phía trước và phía sau của đồng hồ phải có chiều dài không nhỏ hơn các giá trị quy định trong tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất và phải có cùng đường kính danh định với đồng hồ.
• Nước sử dụng để kiểm định đồng hồ phải là nước không lẫn tạp chất và có thể được lấy từ bể chứa trên cao, bơm từ đường ống dẫn hoặc bể nguồn của hệ thống kiểm định.
• Đồng hồ được kiểm định ở điều kiện nhiệt độ môi trường và nước không quá 40ºC đối với đồng hồ nước lạnh, nước chưa qua xử lý và không quá nhiệt độ cho phép của nhà sản xuất đối với đồng hồ nước nóng. Nhiệt độ của nước đo trực tiếp tại đầu vào hoặc đầu ra của đoạn đường ống lắp đồng hồ.
• Trong thời gian tiến hành phép đo áp suất phía sau đồng hồ không nhỏ hơn áp suất khí quyển.
• Áp suất tối đa của hệ thống không được vượt quá áp suất làm việc lớn nhất của đồng hồ.


5. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Trước khi tiến hành kiểm định phải vận hành hệ thống kiểm định đảm bảo hệ thống công nghệ không bị rò rỉ chất lỏng kiểm định, nguồn nước ổn định.
6. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định đồng hồ đo nước, tổ chức kiểm định phải thực hiện theo ĐLVN 17 : 2017 bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài:
• Quan sát bằng mắt và xác định sự phù hợp của đồng hồ với các yêu cầu theo quy định. quy định: kích cỡ, hình dáng, bộ phận chỉ thị,
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật:
• Kiểm tra độ kín.
• Kiểm tra độ ổn định số chỉ khi dòng chảy dừng.
Bước 3: Kiểm tra đo lường:
• Xác định các điểm lưu lượng.
• Xác định sai số tương đối.
Bước 4: Xử lý kết quả:
• Đồng hồ sau khi kiểm định đạt được niêm phong cơ cấu điều chỉnh, cấp tem và giấy chứng nhận kiểm định
• Đối với đồng hồ không đạt được Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học thông báo kết quả và xóa tem, niêm phong ở đồng hồ (nếu có).
Lưu ý:
• Quy trình kiểm định này được áp dụng đối với kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa đối với đồng hồ nước lạnh cơ khí, đồng hồ nước lạnh có cơ cấu điện tử có cấp chính xác 1, 2 hoặc A, B, C, D.
7. LÝ DO CHỌN TRUNG TÂM ĐO LƯỜNG, THỬ NGHIỆM VÀ THÔNG TIN KHOA HỌC LÀ ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH
• Trung tâm Đo Lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học đã được Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định được phép kiểm định ban đầu, định kỳ, sau sửa chữa các loại đồng hồ nước lạnh cơ khí và đồng hồ nước lạnh có cơ cấu điện tử.
• Đội ngũ kỹ thuật viên, kiểm định viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để kịp thời xử lý những sự cố bất thường trong quá trình thực hiện.
• Chi phí kiểm định linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
8. LIÊN HỆ
Quý khách hàng/doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định đồng hồ đo nước và nhận báo giá dịch vụ kiểm định, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin:
✏Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học
✏Địa chỉ: KQH 7 Vỹ Dạ, phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
💡Hotline: 0234 3949 595
📧Email: quatestthuathienhue@gmail.com

Đăng Vinh - Nhật Thành
 In trang]